Ngó sen
Ngó sen là bộ phận dưới gốc cây sen, một thức ăn và là vị thuốc Nam thông dụng mang tên "Liên ngẫu". Trong ngó sen có đường glucoza, canxi, photpho, sắt, vitamin C...
Đặc biệt, tác dụng chữa bệnh của ngó sen đã được nhiều sách thuốc cổ nói đến. Theo Hải Thượng Lãn Ông, ngó sen vị ngọt, mát, tính lành, kiêm tả bổ, có tác dụng cầm huyết, thanh nhiệt, trừ phiền, giải rượu. Để chữa bệnh, người ta có thể dùng ngó sen sống hoặc nấu chín. Tuỳ theo cách chế biến công dụng của vị thuốc có khác.

Ngó sen là một thực phẩm và vị thuốc quý, song cần biết cách ăn để tránh nhiễm sán lá ruột. Ảnh minh họa.
Ngó sen để sống tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, làm hết nôn, giải khát, giải rượu, chữa các chứng xuất huyết do nhiệt. Ngó sen chín tính ôn, vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ, khai vị, chỉ khái, dưỡng huyết, sinh cơ, chữa vết thương lở loét lâu ngày không kín miệng. Những người yếu tỳ vị, người cao tuổi ăn ngó sen chín đều tốt.
Thông tin trên Hà Nội Mới, ngó sen là một thức ăn tốt, nhưng phải ăn chín, tuyệt đối không được ăn sống.
Mặc dù
Ở Việt Nam cải xoong hay còn gọi xà lách xoong là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh có giá rất phải chăng. Ảnh minh họa.
Khi ăn rau cải xoong, bạn cần rửa thật sạch. Nếu ăn sống, chỉ nên ăn rau cải xoong tự trồng trên cạn. Những người bị bệnh cường giáp không nên ăn cải xoong do có chứa lượng iốt cao.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khi nhiễm sán lá ruột, ngoài những tổn thương tại ruột là nơi ký sinh của sán, những độc tố tiết ra từ sán sẽ gây rối loạn chung có thể làm phù nề toàn thân, tràn dịch ngoại tâm mạc, biến đổi tổ chức ở lách.
Bệnh nhân thường bị thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm, huyết cầu tố giảm, bạch cầu toan tính tăng lên. Cũng như nhiễm sán lá gan lớn, khi nhiễm sán sau 2 tuần, cơ thể xuất hiện kháng thể kháng sán lá ruột trong huyết thanh của người bệnh.
Một số phương pháp phòng bệnh giun sán đơn giản chính là ăn chín uống sôi, với các loại rau thuỷ sinh phải rửa thật sạch, ngâm nước muối khoảng 30 phút và hạn chế ăn tươi các loại rau trên.
Trúc Chi (t/h)