2 loại rau người Việt thích mê dễ là "ổ sán", nhất là cái số 1

Một số loại rau không chỉ chứa ký sinh trùng trên bề mặt mà cả trong thân. Ăn rau chưa nấu chín, rau sống có nguy cơ mắc bệnh vì ký sinh trùng. Để phòng bệnh ký sinh trùng cần ăn chín, uống sôi.

Rau cần nước

Rau cần là loại rau cung cấp nhiều dưỡng chất như Vitamin P, C, Abumin, đường, Canxi, Phốt pho, Sắt, Carôtin, Axit hữu cơ. Theo y học cổ truyền, rau cần có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bình can, thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, giảm áp suất máu… Rau cần đặc biệt có tác dụng trong giảm ho, chống viêm, long đờm. Tất cả các bộ phận của cây rau từ rễ, thân và lá đều có tác dụng chữa bệnh.

Đây là một trong những loại rau quen thuộc cung cấp nhiều chất xơ nên rau cần có tác dụng loại trừ các chất thải có độc trong hệ tiêu hóa. Ngoài ra, rau cần cũng rất tốt cho người thiếu máu, mất ngủ, bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ. Hương thơm của rau cần còn kích thích và lưu thông các tuyến mồ hôi, giảm huyết áp.

Rau cần là loại rau thủy sinh, sinh trưởng chủ yếu trong môi trường nước. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại ký sinh trùng như sán lá gan lớn, sán lá ruột lớn... phát triển và bám vào lá rau, thông tin trên VOV.

2 loại rau người Việt thích mê dễ là "ổ sán", nhất là cái số 1 - Ảnh 1.

Rau cần và các loại rau trồng dưới nước dễ bị nhiễm loài sán lá ruột. Từ người bệnh, trứng sán theo phân ra ngoài, phát triển trong nước ngọt ao hồ, đồng ruộng. Từ 3 - 7 tuần, ấu trùng lông phát triển hoàn chỉnh trong trứng và thoát ra, xâm nhập vào một số loài ốc và chuyển thành bào ấu.

Người ăn phải các loại cây thủy sinh có chứa các nang trùng này chưa nấu chín kỹ sẽ nhiễm sán.

Mặc dù loại rau này giàu dinh dưỡng tuy nhiên khi chế biến nếu không được làm sạch kỹ lưỡng, khi ăn sống những loại rau này, chúng ta có nguy cơ cao bị nhiễm ký sinh trùng, gây ra các bệnh về gan, đường ruột, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên rửa rau thật kỹ bằng nước sạch nhiều lần, có thể ngâm với nước muối loãng trước khi chế biến. Ngoài ra, nên chọn mua rau ở những nơi uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cải xoong

2 loại rau người Việt thích mê dễ là "ổ sán", nhất là cái số 1 - Ảnh 2.

Cải xoong là món rau ăn quen thuộc đối với nhiều gia đình nhưng ít ai biết, loại rau này rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.

Cải xoong là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh. Bởi vì gần như có quanh năm, lại dễ trồng, nhanh lớn, ít tốn công chăm bón, nên được xếp vào một trong những loại rau xanh cực kỳ phổ biến từ rất lâu trước đây.

2 loại rau người Việt thích mê dễ là "ổ sán", nhất là cái số 1 - Ảnh 3.2 loại rau ít "ngậm" thuốc trừ sâu nhất chợ, cái số 1 rất quenĐỌC NGAY

Mặc dù cải xoong giàu dinh dưỡng tuy rất giàu chất dinh dưỡng, ăn giòn, vị ngọt, vô cùng hấp dẫn nhưng loại rau này cũng dễ gây bệnh cho con người nếu chế biến không cẩn thận. Ngoài việc mang theo bùn đất, vi khuẩn rất khó rửa sạch hoàn toàn, cải xoong còn chứa các loại giun như: giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim...

Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất bạn nên hạn chế ăn rau sống; cần ăn chín uống sôi. Đặc biệt, tránh ăn sống các loại rau trồng dưới nước như: cần, ngổ, muống, cải xoong, ngó sen…

Ký sinh trùng chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100 độ C trong 3-5 phút, nên ngay cả việc chần rau qua nước sôi hay ăn lẩu chỉ nhúng rau qua nước nóng cũng không thể diệt được giun, sán và trứng của chúng.

Để phòng bệnh ký sinh trùng cần ăn chín, uống sôi, không phóng uế bừa bãi, không dùng phân tươi bón cây, không đi chân đất. Khi dùng rau củ quả sống phải rửa sạch, kỹ dưới vòi nước chảy.

Việc rửa rau, quả là khâu quan trọng trong quá trình chế biến và trước khi ăn. Phải đảm bảo nước dùng để rửa phải sạch, rửa dưới vòi nước chảy mạnh, sau đó tùy vào từng loại rau ta áp dụng khác nhau:

Nếu là cọng rau lá to: như cải xanh, xà lách…thì cẩn thận bóc tách và rửa từng cọng rau, từng lá rau, rửa bề mặt bên này rồi đến bề mặt bên kia một cách nhẹ nhàng, không nóng vội, để dưới vòi nước chảy mạnh một lúc lâu cho sạch hết ký sinh trùng nếu có. Sau đó bỏ vào thau, rửa lại bình thường một hoặc hai nước.

Nếu là rau cọng nhỏ: như cải xoong, rau muống… thì để vào thau rồi đảo qua, đảo lại nhiều lần, ít nhất cũng phải thay năm, sáu nước như vậy.

Trúc Chi (t/h)