3 kiểu dùng chai lọ nhựa vô tình "nuôi dưỡng" ung thư, rất nhiều người tham rẻ đã phải hối hận

Không khó để chúng ta tìm thấy một số loại chai lọ nhựa đựng đồ uống đã uống hết - được tận dụng để đựng "thứ gì đó" trong nhà.

Các sản phẩm nhựa hiện nay rất phổ biến. Chúng ta có thể nhìn thấy các sản phẩm nhựa mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống, chẳng hạn như chai lọ nhựa đựng nước khoáng, nước ngọt, sữa đậu nành, trà sữa,... Xuất phát từ bản chất tiết kiệm và tận dụng rác thải nhựa truyền thống, nhiều người đã quen với việc tái chế các sản phẩm chai lọ nhựa này.

Tái chế lại các vật dụng bằng nhựa như chai lọ nhựa có thể giúp bảo vệ môi trường, nhưng tái sử dụng không đúng cách, chẳng hạn như việc rửa đi rửa lại để sử dụng nhiều lần, cọ chà và "tiệt trùng" bằng nước sôi,... có thể khiến các loại chai lọ nhựa này giải phóng độc tố và vô tình đưa "mầm mống" bệnh tật, ung thư vào cơ thể mà chúng ta không hay biết.

1. Sử dụng chai lọ làm từ nhựa PET trong thời gian dài

Tuổi thọ của một chai nhựa PET để dựng nước ngọt, dầu ăn thường là 2 năm và có thể tái sử dụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu tái sử dụng các loại chai lọ từ nhựa PET trên 10 tháng thì chúng có thể giải phóng chất gây ung thư nhóm 2B (theo phân loại chất gây ung thư của WHO) gọi là Diethylhexyl Phtalat (viết tắt: DEHP, một loại hóa chất tạo độ dẻo thường sử dụng trong ngành nhựa). Các nguy cơ này bao gồm nguy cơ ung thư gan, ung thư tim, ung thư phổi và ung thư thận; phá vỡ tuyến nội tiết và thay đổi lượng hormone trong cơ thể.

3 kiểu dùng chai lọ nhựa vô tình

Ảnh: Aboluowang

Ngoài ra, nếu như bạn không vệ sinh cẩn thận các phần ren tròn ở miệng chai và nắp chai thì nguy cơ ngộ độc Aflatoxin và E.coli cũng là rất cao.

3 kiểu dùng chai lọ nhựa vô tình

Ảnh: Aboluowang

DEHP có nhiều trong đâu? Như đã nói, DEHP là một loại hóa chất tạo độ dẻo thường sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp nhựa. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các dẫn chất Phtalat thường được ứng dụng để làm ra các chất hóa dẻo cho bao bì nhựa, từ đó giúp sản xuất ra chai lọ nhựa, loại màng dùng bọc thức ăn, rèm nhựa, cửa nhựa, sơn móng tay, đầu núm vú giả, đồ chơi trẻ con,...

2. Dùng để đựng "ti tỉ" thứ trong bếp

Có khi nào bạn thắc mắc các loại chai đựng dầu ăn, đựng dấm lại khác với các loại chai lọ đựng nước ngọt hay nước tương không? Không khó để chúng ta có thể thấy những chai lọ nhựa đựng đồ uống lại dùng để đựng giấm, dầu ăn, nước tương,... trong cuộc sống hàng ngày, nhất là các hàng quán. Thực tế thì khi sản xuất các loại chai lọ nhựa để đựng bất cứ thứ gì thì nhà sản xuất sẽ điều chỉnh công thức nhựa "thiết kế riêng" để đựng chúng một cách an toàn hơn.

3 kiểu dùng chai lọ nhựa vô tình

Ảnh: The Paper

Điều này có nghĩa là gì? Nếu bạn dùng chai lọ đựng nước ngọt để đựng giấm, chai dầu ăn để đựng rượu hay nước mắm là hoàn toàn không phù hợp và rất dễ gây thôi nhiễm hóa chất vào thực phẩm, gia vị. Chẳng hạn, anitimon có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất chai nhựa đựng đồ uống thông thường. Tốc độ di chuyển của hóa chất này sẽ tăng lên trong môi trường axit. Giấm có độ pH thấp, vì vậy nếu bạn sử dụng chai đựng đồ uống rỗng để đổ đầy giấm, hóa chất này có thể được giải phóng vào giấm và gây bệnh tật nếu thường xuyên dùng trong thời gian dài, gây tổn thương cho da, tim, thận, gan và các mô và cơ quan khác của chúng ta.

Hoặc như dùng chai lọ từ nhựa PET để đựng dầu ăn, vốn dĩ loại nhựa này không có khả năng chống bám dính dầu mỡ, dễ bị ăn mòn. Sau khi dùng để đựng dầu ăn, các hạt vi nhựa và axit béo không bão hòa nhanh chóng được giải phóng và hòa lẫn với các chất hóa dẻo thôi ra từ chai nhựa khiến độc tố tích tụ, trong khi dầu ăn lại bị biến chất, dễ ôi thiu.

3 kiểu dùng chai lọ nhựa vô tình

Ảnh: Sohu

Nhiều người cho rằng, nếu như đựng các loại gia vị lỏng trong chai nhựa PET có thể gây bệnh thì tôi dùng nó để đựng các loại đồ khô như ngũ cốc, các loại hạt sẽ không sao đúng không? Nghe thì có vẻ có lý, nhưng thực tế như đã nói ở trên, các chai lọ làm từ nhựa PET đều có thời hạn sử dụng. Khi chúng ta sử dụng chai nhựa để đựng gạo, đậu, chúng thường được giữ trong thời gian dài mà "bỏ quên mất khái niệm thời gian sử dụng".

3. Dùng chai từ nhựa PET để đựng nước sôi

Nếu bạn cho rằng việc khử trùng chai lọ trước khi dùng sẽ giúp tránh mầm bệnh thì không may rằng, các chai lọ PET có thể dễ dàng bị "hóa mềm, biến dạng" và giải phóng các độc tố nhanh hơn ở nhiệt độ trên 70 độ C. Từ đó gây hại cho sức khỏe con người nếu "cố chấp" sử dụng trong thời gian dài.

3 kiểu dùng chai lọ nhựa vô tình

Ảnh: Aboluowang

Ngoài ra, nhiều người có thói quen để các loại chai lọ gia vị cạnh bếp cho dễ sử dụng. Điều này cũng rất nguy hiểm. Bởi vì tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài cũng sẽ tăng cường quá trình di chuyển và khuếch tán các chất có hại trong chai nhựa.

3 kiểu dùng chai lọ nhựa vô tình

Ảnh: Aboluowang

Vậy sử dụng chai lọ nhựa như thế nào mới đúng cách?

Bạn có thể dễ dàng quan sát thấy một số ký hiệu ở phần đáy của các loại chai lọ, hộp nhựa. Đây chính là một hướng dẫn quan trọng cần biết nếu như bạn có ý định tái sử dụng chúng:

Trước hết, nếu một sản phẩm nhựa có thể tái sử dụng thì thường sẽ có logo này trên đó.

3 kiểu dùng chai lọ nhựa vô tình

Ảnh: Sohu

Hai mũi tên chỉ ngược nhau chính là ký hiệu tái sử dụng.

Nếu một sản phẩm nhựa có biểu tượng tam giác với mũi tên, có thể kèm theo con số ở giữa hình tam giác chính là cảnh báo loại nhựa sử dụng để làm ra sản phẩm này. Nhìn chung, sẽ có bảy số từ "1 đến 7" trong hình tam giác này, đại diện cho các mã nhựa thô khác nhau được sử dụng để tạo ra chúng.

3 kiểu dùng chai lọ nhựa vô tình

Ảnh: Sohu

Cụ thể:

+ Số 1 có nghĩa là nhựa PET, không khuyến khích tái sử dụng và thường được thiết kế để sử dụng một lần.

+ Số 2 có nghĩa là nhựa HDPE, có thể tái sử dụng, dùng để lưu trữ thực phẩm nhưng cần khử trùng với nước sôi trước khi dùng do sản phẩm từ nhựa này khó làm sạch, dễ cáu bẩn, tích tụ vi khuẩn.

+ Số 3 có nghĩa là nhựa PVC, thường được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm như ống nhựa, vật liệu xây dựng, không dùng để đựng thực phẩm.

+ Số 4 có nghĩa là nhựa LDPE, không khuyến khích tái sử dụng vì dễ gây hại cho sức khỏe, nếu dùng chỉ dùng trong thời gian ngắn.

+ Số 5 có nghĩa là nhựa PP, không khuyến khích tái sử dụng, nếu tái sử dụng cần được vệ sinh kỹ càng, không dùng sản phẩm từ nhựa PP đã bị hư hỏng, thời gian tái sử dụng ngắn.

+ Số 6 có nghĩa là nhựa PS, thường dùng trong các sản phẩm dùng một lần, không tái sử dụng.

+ Số 7 có nghĩa là nhựa khác như nhựa PC, nhựa Tritan và nhựa BPA. Trong đó BPA đã được chứng minh là gây hại cho sức khỏe nếu tiếp xúc thường xuyên, sản phẩm từ nhựa BC cũng không được khuyến khích dùng trong các sản phẩm cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ.

Cuối cùng, nếu sử dụng chai nhựa, cần tránh tái sử dụng chai làm từ nhựa dùng một lần, tránh các loại chai lọ nhựa chứa các thành phần như BPA, PC đồng thời tránh dùng chai lọ nhựa để đựng nước sôi ở nhiệt độ cao, thay vào đó nên dùng các loại cốc đựng chuyên dụng hơn từ thép 304/316 hay thủy tinh.

Nguồn: Aboluowang, The Paper