Bình giữ nhiệt tưởng sạch nhưng thực chất là "hang ổ" của vi khuẩn nếu không làm sạch kịp thời

Khi dùng bình giữ nhiệt, bạn hãy lưu ý điều sau để đảm bảo an toàn sức khỏe!

Khi sử dụng bình giữ nhiệt, ai cũng nghĩ việc vệ sinh bình là vô cùng đơn giản. Nhưng thực tế, rất nhiều người đã bỏ qua các "góc chết" trong thành bình, đặc biệt là khu vực đáy bình. Đây chính là nơi dễ dàng tích tụ "ổ" vi khuẩn mà không ai để ý.

Cần biết rằng, cặn bẩn và mảng bám tích tụ lâu ngày ở đáy bình không chỉ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, mà còn làm mất vệ sinh và ảnh hưởng đến chất lượng nước uống hàng ngày. Đáy bình cũng như các "góc chết" ở bên trong thành bình, thường là các khu vực dễ bị bỏ qua, nhưng cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mầm bệnh, có thể gây hại cho sức khỏe nếu không được vệ sinh đúng cách!

Bình giữ nhiệt tưởng sạch nhưng thực chất là

Cách làm sạch bình giữ nhiệt

1. Rửa sạch khu vực đáy và thành bình

Đáy bình và các "góc chết" ở thành bình thường là những khu vực khó tiếp cận khi vệ sinh, nhưng vẫn có những mẹo đơn giản giúp làm sạch dễ dàng những nơi này. Và một trong những cách hiệu quả nhất đó là sử dụng trứng và giấm trắng.

Sau khi luộc trứng, bạn đừng vứt vỏ mà hãy giữ chúng lại, bóp nát thành vụn nhỏ rồi cho vào bình giữ nhiệt. 

Bình giữ nhiệt tưởng sạch nhưng thực chất là

Tiếp theo, đổ một ít giấm trắng vào bình (khoảng 1 thìa canh), sau đó thêm vào 1/3 lượng nước ấm (lưu ý chỉ dùng nước ấm, không dùng nước sôi vì sẽ khó mở nắp bình sau này).

Bình giữ nhiệt tưởng sạch nhưng thực chất là

Đậy nắp bình lại và vặn chặt, sau đó lắc mạnh trong khoảng 3 phút để vỏ trứng, giấm và nước ấm tiếp xúc hoàn toàn với đáy bình và các "góc chết" trong thành bình. 

Sau khi lắc xong, mở nắp và đổ hết hỗn hợp ra ngoài. Bạn sẽ thấy phần bụi bẩn bám ở đáy bình đã được loại bỏ hoàn toàn, mang lại hiệu quả làm sạch rõ rệt.

Bình giữ nhiệt tưởng sạch nhưng thực chất là

Việc vệ sinh bình giữ nhiệt bằng vỏ trứng nghiền nát mang lại hiệu quả cao là nhờ vào đặc tính của vỏ trứng. Sau khi nghiền, vỏ trứng trở thành các hạt cứng, khi lắc sẽ va chạm với thành bình và giúp loại bỏ các vết bẩn bám trên thành cốc. 

Thành phần chính của vỏ trứng là canxi cacbonat sẽ phản ứng với khoáng chất trong nước để tạo thành các chất dễ hòa tan, giúp làm sạch hiệu quả. Đồng thời, giấm trắng với tính axit còn giúp đánh tan các vết cặn bám ở đáy cốc, tăng cường khả năng làm sạch.

Bình giữ nhiệt tưởng sạch nhưng thực chất là

2. Rửa sạch miệng bình

Khi vệ sinh bình giữ nhiệt, ngoài việc làm sạch thành và đáy bình, miệng bình cũng là vị trí không thể bỏ qua. Bởi mỗi lần uống nước, vết son hoặc nước bọt có thể đọng lại, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển nếu không được làm sạch.

Để vệ sinh miệng bình, bạn có thể dùng kem đánh răng và bàn chải đánh răng cũ. Bóp một ít kem đánh răng lên miệng bình, sau đó làm ướt bàn chải và chà nhẹ lên các bề mặt. Kem đánh răng không chỉ giúp làm sạch mà còn an toàn khi tiếp xúc với miệng bình. Nhờ vào lông bàn chải, việc làm sạch các khe nhỏ trở nên dễ dàng hơn. Sau khi chà xong, rửa lại với nước sạch, bạn sẽ có một bình giữ nhiệt sạch sẽ như mới.

Bình giữ nhiệt tưởng sạch nhưng thực chất là

Nguồn: Aboluowang