Để lại căn hộ 5,4 tỷ đồng cho con út, con trai cả tay trắng: Hôm sau, tôi sững sờ với tin nhắn từ con dâu trưởng mà cả đời khó quên

Sau khi công bố trao tài sản, ông đọc đi đọc lại tin nhắn con dâu gửi mà nước mắt cứ thế rơi xuống.

Theo Sohu, cuối năm 2024, ông Chu (78 tuổi, Thượng Hải, Trung Quốc) quyết định họp gia đình để công bố quyết định để lại căn hộ trị giá 1,5 triệu NDT (khoảng 5,4 tỷ đồng) cho người con trai út, anh Quân. 

Theo lời cụ ông, căn hộ được mua từ hơn 20 năm trước, nằm tại vị trí trung tâm gần ga tàu điện ngầm và bệnh viện lớn. Suốt nhiều năm, nơi đây là tổ ấm của cả gia đình. Sau khi vợ qua đời, ông sống một mình, thỉnh thoảng được các con thay phiên tới chăm sóc.

Để lại căn hộ 5,4 tỷ đồng cho con út, con trai cả tay trắng: Hôm sau, tôi sững sờ với tin nhắn từ con dâu trưởng mà cả đời khó quên- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Trong buổi họp gia đình, ông Chu thông báo sẽ sang tên căn hộ cho con trai út. Người đang sống cùng và trực tiếp chăm sóc ông trong nhiều năm qua. “Cậu út không chỉ đưa tôi đi khám bệnh, nấu ăn mỗi tối, mà còn luôn kiên nhẫn lắng nghe tôi kể chuyện xưa. Tôi biết, nó không mong nhận gì. Nhưng tôi muốn để lại điều gì đó như sự ghi nhận,” ông nói.

Tuy nhiên, quyết định để lại toàn bộ tài sản cho con út cũng đồng nghĩa với việc con trai cả không nhận được phần thừa kế nào.

Đêm đó, ông Chu trằn trọc, lo lắng con trai cả và con dâu trưởng sẽ giận dỗi hay oán trách. Nhưng sáng hôm sau, ông bất ngờ khi nhận được tin nhắn từ chị con dâu:“Bố à, vợ chồng đã nói chuyện cả đêm qua. Chúng con hiểu và tôn trọng quyết định của bố. Những năm qua, chú Quân đã chăm lo cho bố từng bữa cơm, giấc ngủ. Điều đó quý hơn tài sản. Bố yên tâm, chúng con không thấy mình thiệt thòi, ngược lại còn cảm thấy nhẹ lòng. Căn hộ cần thuộc về chú út. Chúng con chỉ mong bố mạnh khỏe, thi thoảng ghé nhà thăm cháu là vui rồi ạ”. 

Ông Chu đọc đi đọc lại tin nhắn ấy, nước mắt cứ thế rơi xuống. “Đời tôi không mong gì hơn là con cái yêu thương nhau, hiểu cho nhau. Con dâu đúng là người hiền thảo, sống biết trước biết sau,” ông nghẹn ngào nói.

Sự việc tưởng chừng như có thể gây rạn nứt tình thân lại hóa ra là minh chứng cho một gia đình gắn bó. Sau đó, người anh cả còn gọi điện dặn dò em trai: “Hãy chăm sóc bố thật tốt, anh chỉ mong nhà mình luôn vui vẻ.”

Còn anh con út, người được nhận căn hộ, cũng khẳng định: “Em không coi đây là tài sản của riêng mình. Đây vẫn là mái nhà của cả gia đình. Bất cứ khi nào anh chị về, cửa luôn mở.”

Sau khi biết câu chuyện của gia đình ông Chu, nhiều người thừa nhận giá trị thực sự không nằm ở con số tài sản được chia, mà ở tình cảm, sự cảm thông và niềm tin giữa các thế hệ. Những điều này không thể đong đếm bằng tiền, nhưng lại là nền tảng vững chắc cho hạnh phúc lâu dài của một gia đình.

Giữa xã hội đang ngày càng đặt nặng vật chất, câu chuyện nhỏ nhưng ấm lòng từ của gia đình ông Chu đã nhắc nhở rằng: Thừa kế đẹp nhất là tình yêu thương được trao đi và nhận lại không điều kiện.

(Theo Sohu)