Khi được khen “bạn giỏi quá”, người thường nói “cảm ơn”, người EQ cao trả lời đầy tinh tế khiến người nghe mát lòng

Lời khen tưởng chừng đơn giản, nhưng cách mỗi người phản ứng với nó lại tiết lộ rất nhiều về mức độ tinh tế của họ. Người EQ cao không chỉ khiến mình trở nên đáng mến hơn mà còn khiến người khác cảm thấy được tôn trọng và vui vẻ.

Trong giao tiếp hàng ngày, lời khen là chiếc “cầu nối” nhẹ nhàng nhưng hiệu quả giúp con người xích lại gần nhau. Trong công việc và cuộc sống, lời khen “Bạn giỏi thật đấy!” là một dạng công nhận giá trị đồng thời cũng là một sự động viên tích cực giúp chúng ta cảm thấy được ghi nhận. Phản ứng phổ biến trước lời khen này thường là mỉm cười, gật đầu hoặc nói “Cảm ơn nhé”. Đây là cách ứng xử đúng mực, thể hiện sự lịch sự. 

Bên cạnh đó, một số khác thường đáp lại bằng những lời khách khí như “Mình không dám nhận” hay “Tôi còn kém lắm”. Thông thường, lời khen là hành động thể hiện thiện chí và tín hiệu tích cực từ người khác. Tuy nhiên, khi bạn đáp lại bằng những câu như vậy sẽ khiến bạn tự đẩy mình vào tình huống vô tình phủ nhận cảm xúc của người khen và khiến họ cảm thấy bị từ chối. Về mặt tâm lý học giao tiếp, đây là cách phản hồi gây mất kết nối thay vì làm mối quan hệ gần gũi hơn.

Khi được khen “bạn giỏi quá”, người thường nói “cảm ơn”, người EQ cao trả lời đầy tinh tế khiến người nghe mát lòng- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ: Internet

Trong khi đó, với người có trí tuệ cảm xúc cao (EQ), phản hồi không chỉ là một phép lịch sự mà còn là một công cụ giao tiếp để làm sâu sắc mối quan hệ và tạo ấn tượng tích cực. Khi được khen ngợi, thay vì trả lời theo cách thông thường, một người có EQ cao có thể đáp lại bằng một câu trả lời tinh tế. Trong từng tình huống khác nhau, họ thường mở rộng lời phản hồi, biến nó thành một cuộc trao đổi mang tính xây dựng hoặc truyền cảm hứng. Ví dụ:

- “Cảm ơn bạn! Mình cũng học được rất nhiều từ bạn đấy.”

- “Cảm ơn bạn. Mình và mọi người trong team đã cố hết sức trong dự án này.”

- “Cảm ơn rất nhiều, tôi rất cảm kích khi nghe bạn nói thế”.

Những câu trả lời như vậy vừa thể hiện sự biết ơn, vừa thể hiện sự khiêm tốn đồng thời thể hiện năng lực quản trị cảm xúc của người nói.

Khi một người đáp lại lời khen một cách chân thành và cởi mở, người khen cũng cảm thấy được trân trọng. Từ đó, sự tin tưởng và thiện cảm được hình thành. Đây là lý do tại sao người có EQ cao thường được yêu mến và tin tưởng hơn trong môi trường làm việc và các mối quan hệ cá nhân. Những phản hồi khéo léo từ họ không chỉ giúp duy trì bầu không khí tích cực mà còn củng cố hình ảnh cá nhân – tự tin nhưng không tự cao, thân thiện mà không suồng sã.

Lời khen là món quà tinh thần mà ai cũng cần trong hành trình trưởng thành. Người có EQ cao không chỉ biết “nhận” món quà ấy một cách đẹp lòng mà còn “trả” lại bằng cách khiến người khác cảm thấy họ vừa làm một điều ý nghĩa. Trong xã hội hiện đại – nơi mọi mối quan hệ đều là cơ hội, thì một lời đáp thông minh trước lời khen chính là nghệ thuật mềm giúp mở rộng lòng người và mở ra nhiều cánh cửa mới.

 (Theo Sohu)