Không tham gia buổi đào tạo hàng tháng, nam nhân viên bị công ty sa thải, lập tức kiện đòi 140 triệu đồng: Tòa án tuyên bố ‘‘công ty phải bồi thường’’

Nhận được thông báo sa thải từ cấp trên, người đàn ông Trung Quốc cảm thấy vô cùng bức xúc và phẫn nộ.

Anh Vương (26) là nhân sự của một công ty bất động sản A trên địa bàn quận Thuận Nghĩa, thuộc thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Anh đã ký hợp đồng lao động với công ty này vào tháng 9 năm 2018. Tuy nhiên, đến tháng 4 năm 2022, thông tin nam nhân viên này bị sa thải khiến tất cả mọi người đều bất ngờ.

Theo chia sẻ của nhiều đồng nghiệp, anh Vương được nhiều người quý mến vì tinh thần làm việc hăng say cũng như có mối quan hệ sâu rộng. Trong suốt 4 năm làm việc tại công ty A, anh nhiều lần đạt được vị trí nhân viên xuất sắc của tháng. Tuy nhiên, trong giai đoạn tháng 2 và tháng 3 năm 2022, hiệu suất của anh Vương không ổn định nên thường được cấp trên nhắc nhở.

Vào ngày 13 tháng 4 năm 2022, công ty A gửi email thông báo về buổi đào tạo hàng tháng diễn ra vào ngày 18 tháng 4 năm 2022 tới toàn thể nhân viên. Nội dung buổi họp sẽ tập trung vào việc đào tạo các kỹ năng làm việc cho toàn thể nhân viên, yêu cầu tất cả mọi người đều phải tham dự đầy đủ. Đặc biệt, trong thông báo còn kèm theo danh sách 20 nhân viên chưa đạt hiệu suất trong tháng 3, bao gồm cả anh Vương. 

Không tham gia buổi đào tạo hàng tháng, nam nhân viên bị công ty sa thải, lập tức kiện đòi 140 triệu đồng: Tòa án tuyên bố ‘‘công ty phải bồi thường’’- Ảnh 1.

Anh Vương và tất cả nhân viên trong công ty được thông báo tham gia buổi đào tạo hàng tháng. Ảnh minh họa.

Vào ngày diễn ra buổi đào tạo, anh Vương là người duy nhất không tham dự vì lý do cá nhân. Thông tin này đã khiến cấp trên vô cùng bức xúc. Đến ngày 14 tháng 6 năm 2022, công ty đã gửi cho anh Vương email thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với lý do ‘‘không đáp ứng yêu cầu công việc, hiệu suất kém và thái độ làm việc không nghiêm túc, nhiều lần không tham gia buổi đào tạo’’. 

Nhận được thông báo, anh Vương vô cùng bàng hoàng và bất mãn. Cho rằng việc công ty đột ngột chấm dứt hợp đồng lao động là bất hợp pháp, anh Vương đã làm đơn kiện để yêu cầu bồi thường 39.600 NDT (khoảng 140 triệu đồng).

Sau khi tiếp nhận đơn kiện, tòa án đã tiến hành xét xử vụ việc. Trong quá trình xét xử vụ án, anh Vương thừa nhận đã không tham gia 2 buổi đào tạo vì lý do cá nhân. Anh cũng có bằng chứng cho việc vắng mặt của mình. 

Ngược lại, phía công ty A không đưa ra được chứng cứ đầy đủ để chứng minh thái độ làm việc của Vương không đạt yêu cầu trong suốt quá trình làm việc. Phía công ty cũng không nộp bằng chứng để cho thấy tính cần thiết của khóa đào tạo, và trong thông báo chỉ ghi rằng việc không tham dự khóa đào tạo sẽ bị coi là vắng mặt. Sau cùng, phía công ty đã sử dụng điều này làm lý do để chấm dứt mối quan hệ lao động với anh Vương. Hành động này được cho là thiếu cơ sở thực tế và pháp lý, cấu thành hành vi chấm dứt hợp đồng bất hợp pháp. 

Không tham gia buổi đào tạo hàng tháng, nam nhân viên bị công ty sa thải, lập tức kiện đòi 140 triệu đồng: Tòa án tuyên bố ‘‘công ty phải bồi thường’’- Ảnh 2.

Anh Vương đã đâm đơn kiện công ty A ra tòa để đòi quyền lợi cho bản thân, yêu cầu bồi thường 39.600 NDT (khoảng 140 triệu đồng). Ảnh minh họa.

Tòa án chỉ ra rằng theo luật, nếu người lao động không có năng lực làm việc thì người sử dụng lao động có quyền điều chỉnh vị trí công việc hoặc đào tạo cho người lao động. Nếu sau khi điều chỉnh vị trí công việc hoặc đào tạo mà người lao động vẫn thể đảm bảo các yêu cầu của công việc, thì người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động sau khi thông báo bằng văn bản cho người lao động trước 30 ngày.

Trong trường hợp này, việc anh Vương không tham dự buổi đào tạo là có lý do chính đáng. Việc công ty đột ngột chấm dứt hợp đồng lao động mà không thông báo trước là bất hợp pháp. Vì vậy công ty phải có trách nhiệm bồi thường cho nhân sự. 

Sau cùng, tòa án đưa ra phán quyết phía công ty sẽ phải bồi thường cho anh Vương. Tuy nhiên, tòa án cũng xét thấy bồi thường 39.000 NDT (khoảng 140 triệu đồng) mà anh Vương đưa ra là chưa hợp lý vì cần phải xác định dựa trên nhiều căn cứ khác nhau.

Cuối cùng, tòa án tiếp tục thảo luận và đã đưa ra khoản tiền bồi thường phù hợp trong trường hợp này. Cả anh Vương và phía công ty A bên đều chấp thuận bản án và không bên nào đệ đơn kháng cáo.

Theo Toutiao