Lần đầu phát hiện loài vật hiếm có chỉ xuất hiện ở Việt Nam: Nguy hiểm bậc nhất thế giới, có nguồn gốc xa xôi

Tuy có hình dạng như vậy nhưng loài này không phải nhện hay bò cạp, được nghi ngờ chỉ có ở Việt Nam.

Theo thông tin từ trang Sinh vật rừng Việt Nam, hiện nay ở Việt Nam chỉ ghi nhận một loài nhện lạc đà duy nhất, có tên khoa học là Dinorhax rostrumpsittaci. Loài này ban đầu được một nhà khoa học Simon (Pháp) phát hiện vào cuối thế kỷ 19, từ mẫu vật con đực thu thập ở cả Indonesia và Việt Nam. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng loài này thực sự chỉ phân bố tại Việt Nam.

Đến năm 2018, một nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học đến từ Nhật Bản, Anh và Việt Nam mới xác định rõ khu vực phân bố của loài Dinorhax rostrumpsittaci tại một số vùng ở Việt Nam.

Đây cũng là lần đầu tiên con cái của loài được mô tả một cách chi tiết, dựa trên phân tích cả hình thái học và dữ liệu sinh học phân tử. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn thiếu các nghiên cứu cụ thể về tập tính sinh học, mùa sinh sản hay vòng đời của loài này tại Việt Nam.

Lần đầu phát hiện loài vật hiếm có chỉ xuất hiện ở Việt Nam: Nguy hiểm bậc nhất thế giới, có nguồn gốc xa xôi- Ảnh 1.

Dinorhax rostrumpsittaci là loài chỉ có ở Việt Nam nhưng nhện lạc đà nói chung lại phân bổ ở nhiều nơi trên thế giới. Hình dạng đáng sợ của chúng cũng là nguyên nhân khiến tên tuổi sinh vật này trở nên nổi tiếng. Đặc biệt, các “huyền thoại” xung quanh nhện lạc đà được phổ biến rộng rãi vào năm 2003, khi mọi người bắt đầu phát hiện ra chúng trên sa mạc Trung Đông.

Vậy nhện lạc đà là loài sinh vật như thế nào? 

Nhện lạc đà, hay còn gọi là Camel spider, thuộc bộ Solifugae trong lớp Arachnida (lớp hình nhện). Mặc dù gọi tên là “nhện” và có cặp kìm giống với bò cạp, chúng hoàn toàn không phải là bọ cạp thực sự (thuộc bộ Scorpions) và cũng không phải là nhện thực sự (thuộc bộ Araneae). Thay vào đó, chúng là anh em họ với bọ cạp giả (pseudoscorpions) và bọ ve (mites).

Trên thế giới hiện đã ghi nhận khoảng 1.000 loài thuộc 159 chi khác nhau, phân bố chủ yếu tại các vùng có khí hậu nóng và khô, đặc biệt là ở các khu vực sa mạc.

Theo đánh giá của Bảo tàng Tự nhiên và Khoa học Denver, chế độ ăn của nhện lạc đà (Solifugae) rất đa dạng. Chúng đặc biệt ưa thích các loài côn trùng như ong bắp cày, mối, bọ cánh cứng và nhiều loài động vật chân khớp khác. Tuy nhiên, nếu có cơ hội, nhện lạc đà hoàn toàn có thể săn được cả chim non và thậm chí là rắn nhỏ.

Lần đầu phát hiện loài vật hiếm có chỉ xuất hiện ở Việt Nam: Nguy hiểm bậc nhất thế giới, có nguồn gốc xa xôi- Ảnh 2.

Trên thế giới hiện đã ghi nhận khoảng 1.000 loài thuộc 159 chi khác nhau, phân bố chủ yếu tại các vùng có khí hậu nóng và khô, đặc biệt là ở các khu vực sa mạc.

Điều đáng chú ý là khi bắt được mồi, chúng có xu hướng ăn đến khi bụng phình to – đôi khi đến mức không thể di chuyển được, nhất là nếu ăn quá nhanh. Tuy nhiên, về bản chất, chúng thường tránh tấn công những con mồi có kích thước lớn hơn.

Chúng có độc hay không?

Về tính cách, nhện lạc đà được xem là loài khá hung dữ, đặc biệt trong tình huống bị đe dọa hoặc bị dồn vào đường cùng. Mặc dù không có tuyến độc, nhưng chúng sở hữu cặp răng kìm sắc bén (chelicerae), có thể gây tổn thương nếu tiếp xúc với da người.

Trong một số trường hợp, chúng cũng tấn công con người hay vật nuôi, chủ yếu để tự vệ. Dù vết cắn của nhện lạc đà hiếm khi nghiêm trọng đến mức cần can thiệp y tế, việc rửa sạch bằng dung dịch sát khuẩn như cồn hoặc hydrogen peroxide là cần thiết để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, virus hoặc nấm truyền từ miệng nhện vào vết thương hở.

Lần đầu phát hiện loài vật hiếm có chỉ xuất hiện ở Việt Nam: Nguy hiểm bậc nhất thế giới, có nguồn gốc xa xôi- Ảnh 3.

Dù không sở hữu tuyến nọc độc, nhện lạc đà vẫn là loài săn mồi đáng gờm.

Tại Việt Nam, loài Dinorhax rostrumpsittaci – đại diện duy nhất của nhện lạc đà từng được ghi nhận – đã được tìm thấy ở nhiều tỉnh thành khác nhau, như Khánh Hòa, Lâm Đồng (mẫu vật thu tại Di Linh), Đồng Nai (Long Khánh), Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước và TP. Hồ Chí Minh (*Theo địa giới cũ trước khi thực hiện sáp nhập).

Điều đáng chú ý là nhện lạc đà không chỉ xuất hiện ở rừng tự nhiên mà còn ở rừng trồng, vùng canh tác cây công nghiệp như vườn tiêu, và đôi khi cả trong khu dân cư, đặc biệt sau các trận mưa lớn. Các mẫu vật thậm chí còn được phát hiện ven đường quốc lộ.

Một giả thuyết cho rằng chúng thường sống trong hang dưới đất, và khi trời mưa lớn, nước ngập hang khiến chúng phải bò ra ngoài. Ngoài ra, chúng hoạt động chủ yếu về đêm, thời điểm thuận lợi để đi săn mồi.

(Tổng hợp)