Người đàn ông “nghỉ hưu sớm” ở tuổi 42, 8 năm sau bị phạt 1.4 tỷ đồng: "1 chi tiết trên CCCD tố cáo anh"

Thay đổi 1 chi tiết trên giấy tờ tùy thân để làm thủ tục nghỉ hưu sớm, người đàn ông Trung Quốc được hưởng lương hưu suốt 8 năm. Nhưng không thể trót lọt.

 

Mới đây, cơ quan chức năng thành phố Dương Giang, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã công bố một loạt trường hợp gian lận quỹ bảo hiểm xã hội.

Đồng thời, Cục Bảo hiểm xã hội thành phố Dương Giang nhắc nhở: Đối với các hành vi gian lận, làm giả giấy tờ hoặc sử dụng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt chế độ bảo hiểm xã hội, sẽ bị buộc hoàn trả toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt, đồng thời bị phạt tiền gấp từ hai đến năm lần số tiền gian lận. Trường hợp cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự theo quy định pháp luật.

Người đàn ông “nghỉ hưu sớm” ở tuổi 42, 8 năm sau bị phạt 1.4 tỷ đồng: "1 chi tiết trên CCCD tố cáo anh"- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Giả mạo giấy tờ tùy thân để "về hưu sớm"

Ông Lý, sinh tháng 8 năm 1965. Thế nhưng, vào tháng 7 năm 2007, ông đã sử dụng giấy căn cước công dân giả có ngày sinh là tháng 8 năm 1948 cùng một số tài liệu liên quan để làm xin thủ tục nghỉ hưu. Sau khi được cơ quan lao động phê duyệt, ông đã bắt đầu nhận lương hưu từ cơ quan bảo hiểm xã hội.

Đến thời điểm hiện tại, trong quá trình rà soát dữ liệu nghi vấn liên quan đến người hưởng chế độ hưu trí, cơ quan chức năng thành phố Dương Giang đã phát hiện một số dấu hiệu bất thường về năm sinh trên căn cước công dân và hồ sơ của ông Lý. Ông bị nghi ngờ đã sử dụng giấy tờ tùy thân giả để hưởng chế độ hưu trí của doanh nghiệp một cách trái phép.

Người đàn ông “nghỉ hưu sớm” ở tuổi 42, 8 năm sau bị phạt 1.4 tỷ đồng: "1 chi tiết trên CCCD tố cáo anh"- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Qua điều tra xác minh, ông Lý đã gian lận số tiền bảo hiểm hưu trí của doanh nghiệp lên đến 197.700 NDT (khoảng 702 triệu đồng). Khi bị phát giác, ông đã thừa nhận toàn bộ hành vi làm giả giấy tờ để sớm hưởng chế độ nghỉ hưu và hoàn trả đầy đủ số tiền đã chiếm đoạt.

Bên cạnh đó, cơ quan nhân lực và bảo hiểm xã hội đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Lý, với mức phạt gấp hai lần số tiền gian lận, tổng cộng 395.500 NDT (khoảng 1,4 tỷ đồng). Hồ sơ vụ việc cũng đã được chuyển sang cơ quan công an để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Làm giả giấy tờ để chiếm đoạt tiền trợ cấp tử vong

Không chỉ như thế, qua điều tra, cơ quan chức năng còn phát hiện nhiều trường hợp làm giả giấy tờ khác để nhận các khoản trợ cấp xã hội. Vào tháng 10 năm 2016, một người họ Lưu qua đời tại nhà và được hỏa táng trong cùng tháng.

Tuy nhiên, gia đình ông Lưu không làm thủ tục khai tử ngay sau khi ông qua đời. Vì thế, trong khoảng thời gian chưa làm giấy chứng tử, người nhà của ông Lưu vẫn tiếp tục nhận trợ cấp bảo hiểm hưu trí của ông.

Mãi đến tháng 6 năm 2020, người nhà ông đã làm giả giấy chứng nhận hỏa táng bằng cách sử dụng mã số và thời gian tử vong của người khác, đồng thời cung cấp giấy chứng tử giả để nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội, nhằm được hưởng khoản trợ cấp tử vong một lần của ông Lưu.

Trong quá trình kiểm tra dữ liệu, cơ quan chức năng đã phát hiện hành vi giả mạo giấy tờ của người nhà ông Lưu. Qua điều tra, tổng số tiền lương hưu và trợ cấp tử vong một lần mà người nhà ông Lưu lĩnh sai lên đến 106.800 NDT (khoảng 379 triệu đồng).

Người nhà ông Lưu đã thừa nhận hành vi làm giả giấy tờ để hưởng chế độ trái phép và đã hoàn trả toàn bộ số tiền chiếm đoạt.

Cơ quan nhân lực và bảo hiểm xã hội đã ra quyết định xử phạt hành chính, buộc người nhà ông Lưu nộp phạt gấp đôi số tiền gian lận, tổng cộng là 213.600 NDT (khoảng 213 triệu đồng), đồng thời chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.

Một lãnh đạo Cục Bảo hiểm xã hội thành phố Dương Giang, Trung Quốc nhấn mạnh: “Đối với các khoản trợ cấp bị lĩnh sai, bất kể thời gian đã trôi qua bao lâu, số tiền chi trả sai là bao nhiêu hay việc truy thu có khó khăn thế nào, cơ quan bảo hiểm xã hội đều kiên quyết truy thu.”

Vị này cũng cảnh báo, các hành vi gian lận bảo hiểm xã hội không chỉ tước đoạt quyền lợi chính đáng của người dân, mà còn tiềm ẩn rủi ro pháp lý rất lớn. Người dân nên tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đúng theo quy định pháp luật, tránh vì lòng tham mà vi phạm pháp luật.

(Theo Baidu)