Việt Nam có khả năng trở thành thành viên của BRICS hay không?

Việt Nam tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực và quốc tế trên cơ sở phù hợp với đường lối đối ngoại cũng như điều kiện và khả năng.

Ngày 9/1, trả lời câu hỏi của phóng viên quốc tế về khả năng Việt Nam trở thành thành viên của BRICS tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết, là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào các cơ chế, tổ chức và diễn đàn đa phương; đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và toàn cầu, phù hợp với nhu cầu và lợi ích của Việt Nam.

Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

"Việc Việt Nam tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực và quốc tế luôn được nghiên cứu và xem xét trên cơ sở phù hợp với đường lối đối ngoại cũng như điều kiện và khả năng của Việt Nam", Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Việt Nam có khả năng trở thành thành viên của BRICS hay không?- Ảnh 1.

Trước đó, ngày 7/1, Indonesia đã trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên chính thức gia BRICS). Đây cũng là nền kinh tế lớn nhất và quốc gia đông dân nhất của ASEAN hiện nay.

Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị BRICS mở rộng có ý nghĩa thế nào?Hé lộ thời điểm Nga công bố danh sách “quốc gia đối tác” của BRICS

BRICS được thành lập vào năm 2009 bởi Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, với Nam Phi tham gia 2 năm sau đó. Mặc dù nhóm ban đầu được định hướng là một nền tảng hướng về đầu tư và tài chính, nhưng sau đó đã phát triển thành một diễn đàn với chương trình nghị sự rộng hơn, bao gồm các vấn đề an ninh.

Trong năm 2024, BRICS đã kết nạp thêm Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) với tư cách là thành viên chính thức.