Loại cây “ATM xanh” vùng cao đáng trồng bậc nhất 2025: Nhiều người phải chặt bỏ vì lý do khó tin

Đây là loại cây lâm nghiệp đáng trồng hàng đầu trong năm 2025. Tuy nhiên, không ít người đã "khóc ròng" vì trồng sai giống cây.

Xoan đào là loại cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Đây là một trong những loại cây lâm nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, thời gian trồng không quá dài như các cây gỗ khác.

Tại Việt Nam, cây xoan đào (Prunus arborea) được trồng trong nhiều dự án lâm nghiệp nhằm mục đích kinh tế và sinh thái.

Loại cây “ATM xanh” vùng cao đáng trồng bậc nhất 2025: Nhiều người phải chặt bỏ vì lý do khó tin- Ảnh 1.

Cấu trúc lá xoan đào khác hẳn lá xoan ta.

Người dân "khóc ròng" vì trồng sai giống

Ông Nguyễn Văn Biên, Giám đốc Trung tâm Cây giống Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), cho hay cây xoan đào gỗ có giá trị kinh tế cao, trung bình 8-10tr/khối gỗ, mức giá này có thể cập nhập thay đổi theo từng năm. Tuy nhiên, không ít người dân hiện nay “khóc ròng” vì trồng sai giống xoan đào, khiến sau đó phải chặt bỏ rất đáng tiếc.

Nguyên nhân của việc này là do ngay cả nhiều người bán giống cũng không biết cách phân biệt giống xoan đào.

Theo ông Biên, xoan đào hiện nay được bán rất ít. Hiện, các nhà vườn đang bán chủ yếu là xoan hôi và xoan nhừ. Xoan đào cấu trúc lá liền và không giống lá xoan ta. Trồng xoan đào sau khoảng 16 năm có thể khai thác được.

Cây có thể trồng ở nhiều vùng đất khác nhau, chịu được hạn hán và sâu bệnh. Cây xoan đào có thân thẳng, gỗ có màu vàng nhạt, cứng và bền. Gỗ xoan đào được ứng dụng trong sản xuất đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoại thất, đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ phong thủy…

Trồng xoan đào có ý nghĩa gì cho môi trường?

Ngoài việc tăng thu nhập cho người dân khi trồng xoan đào còn giúp phục hồi đất bạc màu. Xoan đào sinh trưởng tốt ở đất đồi dốc, đất xấu góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

Rễ cây bám sâu giúp cố định đất, thân cây thẳng, tán lá rộng giúp giảm mưa xối và cải thiện vi khí hậu vùng trồng. Xoan đào là một trong những cây hấp thu lượng CO2 cao, ông Biên nói. Lá cây rụng nhiều góp phần tăng hữu cơ cho đất, cải tạo độ phì nhiêu tự nhiên.

Việc trồng cây xoan đào góp phần giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa thông qua trồng, chăm sóc và khai thác gỗ.

Theo đó, khi trồng xoan đào có thể trồng xen canh với cây nông nghiệp giai đoạn đầu (như keo, sắn...). Điều này, giúp cho người dân lấy ngắn nuôi dài hạn chế được việc chặt phá rừng.

Xoan đào là cây lâm nghiệp lý tưởng trong trồng rừng sản xuất – vừa có giá trị kinh tế cao, vừa góp phần phục hồi sinh thái và tạo sinh kế bền vững cho người dân.