Cô Ngô Na đến từ Thượng Hải (Trung Quốc) đã quyết định mua chiếc vòng tay bằng vàng làm quà tặng chính mình cho dịp sinh nhật lần thứ 35. Trùng hợp thay ngày sinh nhật trùng với ngày vía Thần tài nên cô càng mong đợi khi đến cửa tiệm vàng.
Khi đang so sánh giá ở các cửa tiệm vàng, cô đột nhiên phát hiện giá ở một tiệm vàng thấp hơn bình thường. Cô vội gọi điện và trao đổi với chồng. Từ đầu dây bên kia, người chồng nói rằng cô Ngô Na hãy trao đổi kỹ càng với nhân viên bán hàng, sau đó lấy tờ biên lai để đảm bảo rủi ro sau này.
Cô Ngô Na đã tìm hiểu và xác nhận đây là cửa hàng bán vàng thuộc thương hiệu lớn. Cô Na cũng trao đổi kỹ càng với nhân viên bán hàng để được xác nhận chiếc vòng vàng có giá 40.000 (~138 triệu đồng).
"Nếu có thể chị nên tranh thủ thời điểm này để mua vàng. Đây là chương trình ưu đãi của bên tôi. Khi giá vàng tăng trở lại, chị khó có thể mua được vàng với mức giá hời này được nữa đâu", nhân viên khẳng định.
Ban đầu cô Ngô Na có chút lưỡng lự không muốn mua. Tuy nhiên, chồng gọi điện giục vợ nên cô quyết định nhanh chóng hoàn tất đơn đặt hàng.
Rất nhanh chóng, cô Ngô Na đã lấy được hoá đơn và vòng vàng, sau đó nhanh chóng rời khỏi cửa hàng. Tuy nhiên, vợ chồng cô chưa kịp vui mừng thì một nhân viên bán hàng khác đã đuổi kịp cô.
Người nhân viên bán hàng này nói: "Xin chào, cô là cô Nga đúng không. Lượng vàng mà cô vừa đặt đã bị hệ thống của chúng tôi định giá không đúng. Cô có thể cân nhắc hủy đơn hàng được không?".
Hoá ra, chiếc vòng vàng có giá bán 200.000 tệ (~692 triệu đồng) nhưng do hiểu lầm từ hệ thống nên chúng đã được ghi với giá 40.000 tệ.
Biết được câu chuyện, cô Ngô Na phản bác: "Tôi dùng tiền của mình để mua vàng, chứ không phải đi ăn cướp. Tôi sẽ không đời nào trả lại cho các anh".
Đại diện bán hàng nài nỉ tiếp: "Chân thành xin lỗi cô. Chúng tôi có thể bồi thường cho cô 500 tệ (~1,7 triệu đồng) được không?".
Mặc dù vậy, cô Ngô Na vẫn nhất quyết từ chối. Đại diện bán hàng không còn cách nào nên đành nói lời chào cô.
Cô Ngô Na nghĩ rằng sự cương quyết của mình với đại diện của cửa hàng vàng đã thành công. Nhưng không ngờ vào 2 ngày sau, cô lại nhận được lệnh triệu tập của toà án, yêu cầu từ thương hiệu vàng là huỷ giao dịch với cô.
Toà phân xử thế nào?
Tại toà, chủ tiệm vàng phân trần rằng ngay sau khi giao dịch mua bán với cô Ngô Na thành công, họ đã liên hệ với cô để tìm phương hướng giải quyết vấn đề. Giá bán được niêm yết ở chi nhánh khác biệt so với giá vàng được niêm yết ở toàn hệ thống nên lỗi sai thuộc về nhân viên bán hàng. Nếu giao dịch bán vòng vàng với giá 40.000 tệ giữa họ và cô Ngô Na thành công thì không chỉ gây ra tổn thất lớn cho tiệm vàng mà còn là bất công cho những khách hàng khác. Trong khi đó, cô Ngô Na cho rằng cô mua vàng dựa vào giá niêm yết ở cửa hàng. Do đó, cửa hàng cần giao sản phẩm cho cô theo giá này.
Theo điều 147 Bộ luật nhân sự, người thực hiện hành vi pháp lý dân sự do nhầm lẫn nghiêm trọng có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân hoặc tổ chức liên quan hủy bỏ hành vi pháp lý đó. Ở trường hợp này, một sự nhầm lẫn lớn đề cập đến hành động được thực hiện do hiểu lầm. Việc cửa hàng trang sức ghi sai giá thực chất là do nhân viên làm việc không đúng quy trình và nằm trong phạm vi hiểu lầm nghiêm trọng.
Sau cùng, toà án đưa ra phán quyết cuối cùng như sau: Thương hiệu vàng bồi thường cho cô Lê Na 500 tệ và huỷ hợp đồng bán hàng. Cô Ngô Na không hài lòng nên đâm đơn kiện, nhưng kết quả sơ thẩm lần thứ hai vẫn được giữ nguyên so với kết quả sơ thẩm lần đầu. Dẫu thương hiệu vàng đã chiến thắng trong vụ kiện nhưng trên mạng xã hội, nhiều người đã bày tỏ sự chỉ trích với cách làm ăn bị đánh giá thiếu chuyên nghiệp của họ. Câu chuyện trên để lại bài học cho các đơn vị kinh doanh vàng cần làm chặt chẽ quy trình hoạt động, để không làm ảnh hưởng xấu đến khách hàng và danh tiếng thương hiệu.
Theo Sohu