Quản lý chuỗi cung ứng theo SCOR Model: Cần hiểu những thách thức

SCOR Model là phương pháp quản lý chuỗi cung ứng đang được các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, việc áp dụng SCOR Model không đơn giản và rất nhiều thách thức. Việc hiểu rõ SCOR Model, từ nguyên tắc cơ bản đến cách áp dụng vào thực tế, cũng như việc nhìn nhận hạn chế và vấn đề có thể gặp phải sẽ giúp doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa lợi ích mà mô hình này mang lại.
Xu hướng

Quản lý chuỗi cung ứng theo SCOR Model: Cần hiểu những thách thức

Trương Tấn Tòng (*) • 06/09/2023 06:00

SCOR Model là phương pháp quản lý chuỗi cung ứng đang được các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, việc áp dụng SCOR Model không đơn giản và rất nhiều thách thức. Việc hiểu rõ SCOR Model, từ nguyên tắc cơ bản đến cách áp dụng vào thực tế, cũng như việc nhìn nhận hạn chế và vấn đề có thể gặp phải sẽ giúp doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa lợi ích mà mô hình này mang lại.

Hiểu về SCOR (Supply-Chain Operations Reference)

SCOR là một mô hình quản lý chuỗi cung ứng phổ biến, được phát triển bởi Hiệp hội Quản lý chuỗi cung ứng (SCC) với những quy định rõ ràng và cụ thể. Do đó, khi triển khai SCOR, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu suất và khả năng quản lý, bao gồm tiêu chuẩn hóa, quy trình đa dạng, khả năng tùy chỉnh, tối ưu hóa hiệu suất.

56546546.jpg

Trong thực tế, doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm thấy các mô hình quản lý khác nhau như Just in Time (JIT) và Total Quality Management (TQM) trên online hay trong tài liệu. Tuy nhiên, mỗi mô hình có những điểm nổi bật và được ứng dụng vào những tình huống khác nhau.

Các bước triển khai SCOR Model vào chuỗi cung ứng

Để áp dụng thành công SCOR Model vào quản lý chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần tiếp cận một cách có hệ thống và mục tiêu rõ ràng. Việc này không chỉ giúp tăng hiệu quả mà còn giảm thiểu rủi ro.

Bước 1: Xác định mục tiêu (Goal Setting): Doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu cụ thể trước khi bắt đầu với SCOR. Mục tiêu có thể đa dạng, từ việc cải thiện hiệu suất, giảm chi phí đến việc tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bước 2: Phân tích hiện trạng (Situation Analysis): Doanh nghiệp tiến hành đánh giá hoạt động chuỗi cung ứng hiện tại để đưa ra những điều chỉnh phù hợp và tập trung vào việc cải thiện những yếu tố nào. Điều này bao gồm việc nhận diện các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chuỗi cung ứng hiện tại.

Bạn đọc đề cử 10 doanh nhân truyền cảm hứng 2023 nhấn vào ảnh bên dưới:

part-1_3.gif

Bước 3: Triển khai SCOR Model (Deployment): Điều này yêu cầu sự hợp tác của các nhóm chức năng khác nhau trong doanh nghiệp, từ nhóm quản lý đến nhóm sản xuất và phân phối nhằm tối ưu hóa các quy trình chính của chuỗi cung ứng.

Bước 4: Đánh giá và cải thiện liên tục (Optimization): Ứng dụng SCOR là một quá trình triển khai được đánh giá và cải tiến liên tục nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể thích ứng với thay đổi trong môi trường kinh doanh và không ngừng nâng cao hiệu quả.

Cuối cùng, thành công trong việc áp dụng mô hình SCOR đòi hỏi sự cam kết từ cấp lãnh đạo và sự tham gia đầy đủ của toàn bộ nhân viên. Đồng thời, doanh nghiệp cần sẵn lòng thích nghi với những thay đổi của thị trường để không ngừng nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng.

Những hạn chế, vấn đề gặp phải khi triển khai SCOR

Việc hiểu rõ và đối mặt với những thách thức và hạn chế có thể xuất phát từ việc áp dụng SCOR Model là điều cực kỳ quan trọng. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp điều chỉnh và tối ưu hóa quy trình, mà còn giúp đảm bảo rằng mọi nỗ lực cải tiến đều dẫn đến những kết quả tích cực.

46348342.jpg

Sự phức tạp: SCOR Model yêu cầu người chịu trách nhiệm triển khai (quản lý dự án) hiểu sâu về cách hoạt động của chuỗi cung ứng, nếu không, quá trình triển khai sẽ trở nên rối rắm và lãng phí nhiều nguồn lực: tài chính, nhân lực, thời gian…

Sự linh hoạt: SCOR Model cung cấp một khung làm việc chuẩn, nhưng có thể không phù hợp với mọi tình huống. Do đó, doanh nghiệp có thể cần phải tùy chỉnh mô hình để phù hợp với ngữ cảnh cụ thể.

Quản lý: Việc áp dụng SCOR Model đòi hỏi sự cam kết từ cấp cao nhất của tổ chức và sự hợp tác giữa các phòng ban khác nhau. Do đó, việc triển khai có thể gặp khó khăn nếu tổ chức chưa hình thành nền văn hóa hợp tác.

Nguy cơ quy trình hóa: SCOR Model tập trung mạnh mẽ vào các quy trình, điều này có thể dẫn đến việc tổ chức quá mức tập trung vào quy trình và quên mất mục tiêu cuối cùng là cung cấp giá trị cho khách hàng.

Ngoài ra, trong thời đại công nghệ số ngày nay, việc tích hợp các công nghệ mới như AI, Machine Learning, Blockchain và công nghệ in 3D vào SCOR Model không chỉ giúp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng mà còn mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp, vì mỗi công nghệ đều mang lại những lợi ích riêng biệt nhưng đều hướng đến mục tiêu chung tối ưu hóa hiệu quả chuỗi cung ứng.

Ví dụ, Blockchain giúp tăng cường tính minh bạch và rõ ràng trong chuỗi cung ứng bằng cách lưu trữ và chia sẻ thông tin trong một mạng lưới phân tán không thể thay đổi. Trong SCOR Model, Blockchain có thể giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm và quản lý rủi ro chuỗi cung ứng. Trong SCOR Model, in 3D có thể cải thiện quy trình sản xuất bằng cách giảm thiểu thời gian và chi phí liên quan đến việc tạo ra các mẫu sản phẩm và thay đổi quy mô sản xuất.

(*) Tổng giám đốc 3D Smart Solutions