Áp dụng sớm 3 luật về bất động sản: Khơi thông nguồn lực, tiềm năng đất đai

Tại phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.

Những tòa nhà chung cư tại một khu đô thị ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội)- Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những tòa nhà chung cư tại một khu đô thị ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội)- Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Theo tờ trình, Chính phủ đề xuất cho phép Luật

Cả bốn luật sửa đổi này đều được các cơ quan làm vô cùng kỹ lưỡng, thận trọng. Với Luật Đất đai làm rất kỹ, lấy ý kiến người dân, các cơ quan, đơn vị, tổ chức góp ý rất bài bản, sâu rộng và cân nhắc chi li...

Đặc biệt trong lịch sử lập pháp của Quốc hội, có lẽ chưa dự luật nào trải qua quy trình đặc biệt như Luật Đất đai lần này khi trải qua bốn kỳ họp Quốc hội, hai hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, tám phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Do vậy, việc triển khai được sớm sẽ rất tạo hành lang pháp lý đồng bộ, giải phóng nguồn lực đất đai, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản, nhà ở.

* Ông Lê Hoàng Châu (chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM):

Đây là một quyết tâm chính trị nhưng...

Áp dụng sớm 3 luật về bất động sản: Khơi thông nguồn lực, tiềm năng đất đai- Ảnh 7.

Cần thấy rõ quyết tâm chính trị của các cơ quan có thẩm quyền để các luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản sớm có hiệu lực. Phải nhìn nhận dù luật thông qua còn một số hạn chế nhưng tổng thể chấp nhận được.

Với số lượng hàng chục nghị định, thông tư hướng dẫn mỗi luật cần được xây dựng khi luật được thông qua nhưng các cơ quan quyết tâm để luật được có hiệu lực sớm hơn đó là một quyết tâm chính trị.

Quyết tâm này rõ hơn khi Thủ tướng chỉ đạo ngày 16-6 là hạn chót buộc các bộ phải trình các dự thảo nghị định và đến 28-6 phải ký các văn bản này.

Luật đã thông qua vấn đề thực thi, đưa vào thực tế cuộc sống. Để đưa các luật vào cuộc sống phải thông qua khâu đầu tiên là ban hành các văn bản dưới luật là nghị định, thông tư. Các văn bản này phải chất lượng mới đảm bảo được hiệu quả của luật khi thi hành.

Cần chú ý văn bản dưới luật còn có các quyết định của 63 tỉnh, TP liên quan đến những nội dung được luật giao nhằm sát với tình hình thực tế. Khâu tiếp theo là khâu thực thi pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước.

Thực tế hiện nay có tình trạng các cơ quan đùn đẩy trách nhiệm, gây khó dễ cho doanh nghiệp ở một số thủ tục. Do vậy, khâu thực thi của các bộ, ngành, địa phương sắp tới cần khắc phục hạn chế này, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Mặt khác, việc thực thi còn có trách nhiệm tuân thủ pháp luật của các chủ thể có liên quan như doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân...

Dù có hiệu lực sớm hay muộn, tôi vẫn mong muốn từ thực tiễn cuộc sống, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục lắng nghe những ý kiến phản biện để tiếp tục sửa đổi những quy định của luật hoặc văn bản dưới luật không phù hợp.

* Luật sư Nguyễn Văn Thắng (chuyên gia về lĩnh vực đất đai, nhà ở):

Làm không khéo sẽ phát sinh vướng mắc mới

Áp dụng sớm 3 luật về bất động sản: Khơi thông nguồn lực, tiềm năng đất đai- Ảnh 8.

Nếu luật được thông qua và các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư và các quyết định được soạn thảo kịp thời thì nên có hiệu lực sớm.

Còn nếu việc chuẩn bị các văn bản dưới luật không cẩn trọng, đầy đủ, kỹ lưỡng sẽ xảy ra việc dù có hiệu lực sớm nhưng các vướng mắc không được tháo gỡ hoặc sẽ xuất hiện các vướng mắc mới.

Ở góc độ doanh nghiệp rất mong muốn các luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm để giải quyết những vướng mắc, tồn tại trước đó. Ví dụ trước đây quy định về phương pháp thẩm định giá đất là một trong những vướng mắc nhất về tài chính đất đai, dẫn đến các địa phương đình trệ việc tính tiền sử dụng đất.

Bây giờ nguyên tắc trong luật mới đã rõ ràng và nếu các văn bản hướng dẫn rõ ràng, có phương pháp tốt sẽ gỡ ách tắc tính tiền đất, khơi thông được nguồn lực cho cả doanh nghiệp, kiện toàn pháp lý.

Hoặc các trường hợp vướng mắc do luật trước đây chưa có quy định đất công xen cài, xen kẽ nên địa phương chưa mạnh dạn giải quyết nhưng hiện luật đã đưa vào để gỡ, như vậy luật có hiệu lực sẽ đẩy nhanh việc này...

* Thạc sĩ NGUYỄN VĂN ĐỈNH (chuyên gia pháp lý bất động sản):

Cần quan tâm tiến độ, chất lượng các văn bản do địa phương ban hành

Áp dụng sớm 3 luật về bất động sản: Khơi thông nguồn lực, tiềm năng đất đai- Ảnh 9.

Nếu các Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được Quốc hội cho phép có hiệu lực sớm sẽ giải quyết được tâm lý co cụm, chờ đợi, tiết kiệm được thời gian thực hiện thủ tục, chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Các luật mới sẽ tháo gỡ các vướng mắc trong thi hành các luật hiện nay. Đó là hiện tượng pháp luật chứa các quy định chưa đủ rõ ràng hoặc có mâu thuẫn, xung đột, chồng chéo.

Do các luật quan trọng này được sửa đổi vào cùng một thời điểm nên về cơ bản đã đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khắc phục cơ bản các vướng mắc trước đây.

Ngoài ra các luật trên còn phân cấp cho chính quyền địa phương (HĐND và UBND cấp tỉnh) quy định chi tiết nhiều nội dung. Do đó tiến độ, chất lượng của các văn bản do cấp địa phương ban hành cũng cần được quan tâm nhằm đảm bảo thi hành thuận lợi, không bị ách tắc.

Quốc hội sắp xem xét cho phép 3 luật mới liên quan bất động sản có hiệu lực từ 1-8Quốc hội sắp xem xét cho phép 3 luật mới liên quan bất động sản có hiệu lực từ 1-8

Quốc hội quyết định điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 về bổ sung Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Các tổ chức tín dụng.