Bí mật trong thế giới cầm đồ - Kỳ 2: Liều lĩnh cầm đồ gian, đồ không chính chủ

Càng đi sâu tìm hiểu, chúng tôi thật sự giật mình trước độ liều của các chủ tiệm cầm đồ.

Một chiếc xe không chính chủ vừa được cầm cố - Ảnh: YẾN TRINH

Một chiếc xe không chính chủ vừa được cầm cố - Ảnh: YẾN TRINH

Nhiều tiệm biết rõ như ban ngày rằng cầm tài sản không chính chủ đồng nghĩa tự ký biên bản vi phạm nhưng vẫn cứ làm. Họ sẵn sàng chấp nhận mất tiền khi có tranh chấp hay dính tới pháp luật, và coi đó là rủi ro nghề nghiệp.

"Xe không chính chủ cầm được hết"

N.Thi, chủ một tiệm Bí mật trong thế giới cầm đồ - Kỳ 1: 'Bùa' trọn gói mở tiệm cầm đồ

Chiếc ô tô của ông K. bị người bạn đem cầm 130 triệu đồng tại tiệm cầm đồ ở Long An - Ảnh: YẾN TRINH

Rủ nhau làm liều

Dân trong nghề coi việc "sập hầm", tức bị xử phạt do cầm hàng không chính chủ, hàng gian là chuyện thường ngày. Mới đây, Hóa (chủ tiệm cầm đồ trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh) cầm phải điện thoại "hàng bay". Từ lời khai của tay giật đồ, công an đến tiệm thu hồi tang vật, mời Hóa lên làm việc.

Càng đi sâu tìm hiểu, chúng tôi thực sự giật mình trước độ liều của các chủ tiệm cầm đồ. Tính (chủ tiệm trên đường Nguyễn Thị Định, TP Thủ Đức) cho biết tài sản không chính chủ đều "chơi" được, miễn sao có mối quan hệ, khi bị tranh chấp thì chấp nhận bị phạt và mất tiền.

"Nhiều khi biết là xe gian nhưng cũng cầm. Dạng này thường cầm rồi bỏ luôn. Mình làm giá thấp, sau đó bán thanh lý cho nhanh", Tính không giấu giếm.

Và làm liều có ngày gặp... công an. Cuối năm 2023, ông T.V.C. (quê Thanh Hóa) mượn ông N.V.K. (ngụ quận Bình Tân) chiếc ô tô nói đi vài bữa trả. Quá hạn, ông K. gọi điện đòi xe nhưng "bạn hiền" không nghe máy. Lần theo định vị, ông K. tìm thấy xe của mình đang gửi tại một tiệm cầm đồ ở Đức Hòa (Long An).

Từ đơn tố cáo của ông K., công an tiến hành lập biên bản, yêu cầu chủ tiệm cấm dịch chuyển tài sản chờ xử lý. Làm việc với công an, chủ tiệm biết rõ ông C. không phải chủ xe nhưng vẫn cầm 130 triệu đồng.

Độc đáo ở chỗ, chủ tiệm thường ép khách ký cam kết "xe này, điện thoại này là của tôi, tôi nhờ người khác đứng tên, tôi cam đoan không tranh chấp với bất cứ ai". Tất cả nhằm "hợp thức hóa" hàng không chính chủ. 

Theo Nguyễn Tòng (chủ tiệm cầm đồ ở TP Thủ Đức), giấy này nhằm gài trách nhiệm cho khách. Chủ tiệm chỉ là vô can, vô tình thành nạn nhân như chủ tài sản khi có tranh chấp. Pháp luật không chấp nhận kiểu làm ăn lạng lách đánh võng này.

Khách nào cũng chiều

Khách có năm bảy dạng. Có người cùng cực mới đi cầm đồ, cũng có người cầm để ăn xài. Và những tài sản giá trị cao không chính chủ luôn là miếng mồi béo bở của các chủ tiệm.

Chị Võ Trang (28 tuổi, ngụ quận 12) gần đây chồng mất việc, lại đang trả góp chiếc xe máy. Quá túng, chị đem chiếc điện thoại đi cầm 2 triệu đồng, lãi mỗi tháng 80.000 đồng. Chị cứ để lần hồi, ròng rã hơn chục tháng mới chuộc ra, tiền lãi gần bằng nửa chiếc điện thoại.

Tối muộn, Lê Cảnh (chủ tiệm T.P., quận Bình Thạnh) ngồi rà lại sổ sách thì có tiếng gọi cửa gấp gáp. Một nam sinh cầm chiếc xe gắn máy Vision đóng tiền trọ. Cảnh đối chiếu giấy tờ xe thấy trùng khớp, nhưng tên chủ xe và người đến cầm thì không.

- Xe đứng tên ai chứ đâu phải em?

- Em mượn xe chị cầm đỡ. Tháng này ông bà già gửi tiền chậm quá.

Cảnh báo tiền lãi, in hợp đồng, bắn tiền cái rẹt qua tài khoản. Khách rời đi, Cảnh nhìn theo cười: "Khách trẻ có muôn vàn lý do, dễ thông cảm nhất là kẹt tiền nhà. Cũng có khi dính vô cờ bạc, đỏ đen...".

Cách đây vài tháng, một khách quen đến tiệm anh Hạnh (quận Bình Thạnh) cầm chiếc xe SH. Xe đứng tên bạn gái. Mấy lần trước cả hai cùng đến: nàng ký giấy, chàng nhận tiền. Lần này chàng đến một mình vì bạn gái "đang nằm viện".

Tháng sau, cô gái đến tiệm cùng mấy anh công an. Cặp đôi đường ai nấy đi nửa năm trước. Xe bị thu hồi, Hạnh mất trắng 30 triệu đồng tiền bỏ ra cầm xe và bị phạt thêm 7,5 triệu, thu hồi giấy phép vì lỗi cầm xe không chính chủ. Hạnh méo mặt bỏ ra mớ tiền cho dịch vụ làm lại giấy tờ. 

"Cũng may tôi chưa bán thanh lý chứ không thì dính tới pháp luật là mệt nữa", anh than.

Riêng Cảnh quá quen với vị khách có ô tô cắm liên tục. Được 1-2 tuần ông chuộc rồi cầm tiếp. Còn Cương (chủ tiệm N., quận 7) là mối ruột của vị khách chỉ cầm chiếc SH trong ngày. Sáng khách cưỡi xe tới bỏ tiệm lấy 5 triệu đồng, chiều ghé lấy về. Khách kiểu sáng cầm chiều chuộc còn có giới sinh viên, văn phòng...

Có khách đem theo giấy đăng ký kết hôn để bảo chứng cho tình yêu và sự "minh bạch" của mình. Nhưng khi yêu cầu gọi điện cho nửa kia xác minh thì nửa này lặng lẽ chuồn êm. Nhiều người mượn xe bạn đem cầm rồi báo mất. Chồng lấy xe vợ cầm, vợ tới quậy tưng bừng.

(một số nhân vật trong bài đã đổi tên)

Nghiêm cấm cầm tài sản không hợp pháp

Pháp luật nghiêm cấm cầm cố tài sản không hợp pháp. Theo luật sư Lê Trung Phát (Đoàn luật sư TP.HCM), pháp luật chỉ công nhận quyền sở hữu tài sản cho ai đang đứng tên trên các loại giấy tờ cho đến khi có một quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận khác (bản án có hiệu lực của tòa).

Chỉ có những người đứng tên mới được xem là hợp pháp, mọi cam kết bằng giấy tay đều không được công nhận.

Cũng theo luật sư Phát, nếu một người mang tài sản người khác đi cầm mà không được sự đồng ý có thể bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng. Bên nhận cầm cố bị phạt 10 - 20 triệu đồng. Số tiền phạt tăng lên 40 - 80 triệu đồng nếu đó là hàng trộm cắp, lừa đảo. Nếu tranh chấp, ngoài bị phạt tiền, bên nhận cầm phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu.

----------------

Anh Toàn than lãi cao quay lưng bỏ đi. Kịch bản đã sẵn, chủ tiệm bấm điện thoại gọi mấy chỗ thân quen mở cửa đợi. Y như rằng tiệm nào cũng báo lãi 7 - 8%/tháng. Có tiệm dù lâu nay không cầm giấy tờ nhà nhưng đồng thanh hét 8 - 9%/tháng. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt, Toàn chấp nhận mức lãi trần ai 7%/tháng.

Kỳ tới: Vòng xoáy lãi suất, liên kết siết con mồi

Từ vụ cướp tài sản, thu giữ gần 200 xe máy nghi trộm, cướp ở tiệm cầm đồTừ vụ cướp tài sản, thu giữ gần 200 xe máy nghi trộm, cướp ở tiệm cầm đồ

Hai thanh niên cướp xe máy xong đem đi cầm đồ, Công an quận 4 bắt hai người này, sau đó kiểm tra tiệm phát hiện hàng trăm xe nghi trộm, cướp.