Thực hư việc chứng nhận kết hôn 'hết hạn khi quá 30 năm'

Mới đây, một độc giả của Tuổi Trẻ Online phản ánh được UBND xã gửi thông báo yêu cầu làm lại giấy chứng nhận kết hôn với lý do giấy đã quá 30 năm, không còn giá trị.

Chứng nhận kết hôn của ông N.V.L. với vợ lập ngày 6-11-1993, phần thông tin

Chứng nhận kết hôn của ông N.V.L. với vợ lập ngày 6-11-1993, phần thông tin "quyển số, số" để trống - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Cụ thể, giấy chứng nhận kết hôn của ông N.V.L. với bà N.T.T. được lập ngày 6-11-1993 tại UBND xã An Lâm, do Chủ tịch xã Nguyễn Văn Bống ký tên và đóng dấu.

Tuổi Trẻ Online đã liên hệ với lãnh đạo xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, xác minh thông tin phản ánh trên.

Có việc xã hướng dẫn công dân đăng ký kết hôn lại

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Phạm Xuân Vinh - phó chủ tịch UBND xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương - khẳng định không có việc bỗng dưng xã An Lâm gọi công dân ra UBND xã làm thủ tục đăng ký kết hôn lại vì giấy chứng nhận kết hôn hết hiệu lực sau 30 năm.

Theo ông Vinh, trước đó vợ chồng ông N.V.L., bà N.T.T. (thôn Hoàng Dương) đã ra UBND xã An Lâm đề nghị xác nhận tình trạng hôn nhân, xin sao trích lục giấy chứng nhận kết hôn.

Tuy nhiên, khi xã rà soát sổ lưu trữ không thấy số hiệu và các thông tin liên quan đến giấy chứng nhận kết hôn mà ông L. và bà T. đang giữ, thông tin không lưu trong sổ nên không thể sao trích lục được.

"Vì có thông tin trong sổ mới trích lục được ra, do vậy xã đã hướng dẫn vợ chồng ông L. chuẩn bị một số giấy tờ để đăng ký kết hôn lại, sau đó mới có thể sao trích lục.

Giấy đăng ký kết hôn của vợ chồng ông L. đang giữ nếu chỉ chứng thực thì vẫn được", ông Vinh cho biết.

"Thời của tôi những năm 1990, 1991, 1992… khi đăng ký kết hôn chỉ viết giấy đăng ký kết hôn thôi, không có lưu thông tin trong sổ của địa phương. Giấy chứng nhận kết hôn hiện tại của tôi cũng bỏ trống phần quyển số, số", một cán bộ xã cho biết.

Muốn trích lục phải đăng ký kết hôn lại

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà N.T.T. (vợ của ông N.V.L.) cho biết khi hai vợ chồng đi xin trích lục giấy chứng nhận kết hôn ở xã thì mới biết giấy chứng nhận kết hôn của hai vợ chồng không được đánh số, thông tin không được lưu vào sổ nên không thể xin trích lục được.

"Cán bộ nói giấy chứng nhận kết hôn của tôi bị vô hiệu hóa, trong khi giấy chứng nhận kết hôn của tôi trước đây đi đăng ký thật, không phải đăng ký chui", bà T. nói.

Theo bà T., bà đi xin trích lục để hoàn thành các thủ tục sang Đức cùng chồng. Thế nhưng, việc giấy chứng nhận kết hôn hiện tại vợ chồng bà đang sở hữu lại đang bị "vô hiệu hóa" vì không có số hiệu, khiến bà không thể hoàn thành thủ tục này.

"Nếu giờ đăng ký kết hôn lại từ đầu thì người ta sẽ đặt dấu hỏi tại sao chúng tôi vừa mới kết hôn năm 2024 mà đã có con 31 tuổi rồi, phải có con từ năm 2025 mới là hợp lệ. Như vậy giấy tờ của tôi cũng coi như bị vô hiệu hóa, không có giá trị, không thể sang Đức được.

Vì lý do trên, tôi cũng không xin đăng ký kết hôn lại nữa", bà T. chia sẻ.

Xã yêu cầu làm lại giấy đăng ký kết hôn vì quá 30 năm, đúng luật không?Xã yêu cầu làm lại giấy đăng ký kết hôn vì quá 30 năm, đúng luật không?

UBND xã gửi thông báo yêu cầu vợ chồng tôi lên làm lại giấy đăng ký kết hôn với lý do giấy đã quá 30 năm, không còn giá trị.